Thuốc lợi tiểu chủ yếu được chỉ định trong điều trị phù do các nguyên nhân, điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý của thận. Tùy theo mục đích mà có thể có nhiều cách phân loại Thuốc lợi tiểu khác nhau, song thông thường chia Thuốc lợi tiểu làm hai nhóm giữ Kali và bài tiết Kali, ngoài ra còn nhóm Thuốc lợi tiểu thẩm thấu.
Nhóm thuốc lợi tiểu gây hạ Kali máu
Trong nhóm Thuốc lợi tiểu này, có ba nhóm nhỏ cần chú ý
Nhóm ức chế men CA ( carbonic anhydrase ): nhóm này hiện nay chủ yếu có hiệu quả trong điều trị tăng nhãn áp và có thể sử dụng trong điều trị động kinh. Tuy nhiên dùng thuốc cần chú ý thuốc có thể gây quá mẫn, gây toan hóa máu, gây sỏi thận, giảm Kali máu gây rối loạn điện giải, gây rối loạn thần kinh trung ương nhất là ở người xơ gan, có thể gây biến chứng não gan.
Nhóm lợi tiểu quai: đây là nhóm lợi tiểu nhanh, mạnh, thời gian tác dụng ngắn nên hầu như được chỉ định sử dụng trong tất cả các bệnh như phù phổi cấp, tăng huyết áp, phù do các nguyên nhân, suy tim, suy thận; nhưng các tác dụng phụ cũng tương đối nhiều, thuốc gây rối loạn nước và điện giải dẫn đến mỏi mệt, chuột rút, có thể gây hạ huyết áp; gây kiềm máu; gây rối loạn chuyển hóa dẫn đến tăng acid uric máu, tăng glucose máu, tăng cholesterol máu. Ngoài ra có thể gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn tạo máu nhất là làm giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan thận.
Nhóm thiazid: thuốc được dùng điều trị phù do các nguyên nhân, điều trị tăng huyết áp và tăng calci niệu không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên cũng như lợi tiểu quai, thuốc gây rối loạn điện giải nếu dùng kéo dài với các biểu hiện mệt mỏi nhức đầu, buồn nôn, chuột rút, kiềm chuyển hóa; ngoài ra thuốc cũng gây tăng acid uric máu, làm nặng thêm bệnh đái tháo đường tụy.
Nhóm thuốc lợi tiểu giữ Kali máu
Spironolacton: tác dụng lợi tiểu yếu,thường phối hợp với thuốc nhóm giữ Kali máu để điều trị phù do suy tim mạn, xơ gan, tăng huyết áp hoặc bệnh lý thận. thuốc gây tăng kali máu, gây nhiễm acid chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, buồn ngủ, nổi mẩn da; dùng kéo dài có thể gây tác dụng ngoại ý giống hormon làm phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, nam giới vú to.
Triamteren và amilorid: thuốc chủ yếu dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu giảm kali máu để điều hòa nồng độ kali máu trong bệnh lý suy tim. Tuy nhiên thuốc gây ra nhiều tác dụng không mong muốn đặc biệt gây tăng kali máu, gây nhiễm acid chuyển hóa, rối loạn thần kinh trung ương với các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nôn, chuột rút, ngủ lịm; gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan.
Bên cạnh các dịch vụ khác, Trung tâm tư vấn, nghiên cứu và đào tạo của Tiến sỹ Nguyễn Bạch Đằng (Center for consultation, research and training of Dr. Nguyen Bach Dang - CRTD) còn cung cấp thêm dịch vụ tư vấn khám sức khỏe định kỳ qua điện thoại với số điện thoại hỗ trợ là 0901348669 do Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Bạch Đằng trực tiếp tư vấn. Chi tiết các bước xem tại đây.